当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Como vs Torino, 22h59 ngày 13/4: Sân nhà là tất cả
“Công nghệ 2G đã sử dụng được 30 năm, nhiều thiết bị mạng lưới chất lượng đi xuống, ngốn điện, thiếu ổn định, do đó thay mới là tất yếu khi công nghệ mới đã sẵn sàng. Đây là sự đồng thuận và thực tế đòi hỏi của sản xuất kinh doanh”, ông Nhã nói.
Đại diện Cục Viễn thông cũng thông tin thêm, phần lớn thuê bao trên mạng lưới hiện nay là 4G, được các nhà mạng triển khai từ năm 2016. Tính đến nay, ước tính còn hơn 700 ngàn thuê bao 2G. Kể từ thời điểm 15/10/2024, theo đúng quy định sẽ phải dừng cung cấp dịch vụ hai chiều gọi đến và gọi đi với các thuê bao này.
Tuy nhiên, ông Nhã đề nghị các nhà mạng tiếp tục thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng để hỗ trợ chuyển đổi thuê bao cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Việc tắt công nghệ cũ như 2G, 3G là xu hướng chung của thế giới. Hiện nay, trong giai đoạn "nước rút" các nhà mạng đã và đang triển khai các giải pháp nhằm chuyển đổi các thuê bao 2G Only còn lại trên mạng để tiến tới mục tiêu tắt sóng 2G vào ngày 15/10/2024.
Trong thời gian vừa qua, các nhà mạng đã thực hiện hỗ trợ kinh phí máy điện thoại 4G kết hợp các gói cước chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ lên tới 100% kinh phí máy điện thoại 4G.
Các nhà mạng đều chuẩn bị số lượng máy điện thoại 4G để hỗ trợ bù máy (hỗ trợ 100% kinh phí) cho các thuê bao 2G Only của mình.
Một số doanh nghiệp di động có chính sách hỗ trợ tặng máy không cần đăng ký gói cước cho các các hộ nghèo, cận nghèo, thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chuyển đổi sang máy điện thoại 4G.
Thuê bao 2G được “bảo lưu” tài khoản
Theo thống kê chính thức, vào tháng 1/2024, cả nước có hơn 18,2 triệu thuê bao 2G. Đến nay, số lượng thuê bao 2G Only đã giảm xuống còn 720 ngàn thuê bao. Đại diện Cục Viễn thông nhận định, đây là nỗ lực vô cùng lớn khi chúng ta vừa phải giảm số lượng thuê bao 2G, song song giữ chất lượng mạng lưới, phát triển mạng 5G cũng như duy trì sản xuất kinh doanh.
Cũng tại Tọa đàm “Tắt sóng 2G trước giờ G”, đại diện của ba nhà mạng lớn gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone khẳng định những thuê bao 2G chưa kịp chuyển đổi sau thời điểm 15/10 sẽ bị chặn thiết bị nhưng vẫn được giữ lại tài khoản thuê bao.
Ông Đỗ Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân VNPT VinaPhone cho hay, nhà mạng này tiếp tục duy trì chính sách tặng máy, hỗ trợ máy cho khách hàng, tiếp tục hỗ trợ khách hàng tại các điểm của VinaPhone, cũng như trực tiếp tại nhà để khách hàng sử dụng dịch vụ như: Đổi SIM, hướng dẫn sử dụng, các chính sách ưu đãi trong thời gian đầu khi chuyển từ máy 2G sang 4G như trải nghiệm data để vào mạng.
Trong khi đó, thời hạn “bảo lưu” dành cho thuê bao Viettel là 2 tháng. Nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ trong 2 tháng, nhà mạng sẽ khóa tài khoản, thu hồi số về kho. Song, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom nói sẽ đề xuất chính sách “đặc biệt” với số thuê bao 2G còn lại để hỗ trợ chuyển đổi.
Trở về từ Hàn Quốc, trái tim tôi vụn vỡ và hụt hẫng đến tột độ. Tôi không thể ngờ, sau 7 năm làm lụng chăm chỉ tôi lại nhận về kết cục ê chề thế này.
Tôi lên đường đi xuất khẩu lao động khi còn là một thanh niên độc thân. Sang đến Hàn Quốc, tôi mới quen vợ và chung sống với cô ấy.
Sau chừng 6 tháng chung sống, vợ tôi phát hiện có bầu. Vì vậy, cô ấy phải về nước sinh con và sống cùng bố mẹ tôi. Trong quá trình chung sống, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không mấy tốt đẹp nên cô ấy thường nhắn tin than phiền với tôi. Tôi chỉ biết động viên vợ cố gắng nhẫn nhịn. 3 năm nữa có chút vốn liếng, tôi sẽ về và chúng tôi sẽ xây nhà ở riêng.
Tuy nhiên, vợ tôi không tin. Cô ấy ra sức làm mình làm mẩy và đòi tôi phải gửi tất cả tiền cho cô ấy cầm. Như vậy, cô ấy mới yên tâm chăm sóc con cái và nhẫn nhịn, phụng dưỡng bố mẹ chồng.
Thỏa thuận với vợ không được, tôi đành phải đàm phán với bố mẹ chuyển tiền cho vợ và đưa vợ con ra ở riêng.
Sau khi có nhà ở riêng, bố mẹ và vợ tôi không còn khúc mắc nhiều với nhau nữa. Vì thế, bên xứ người, tôi chỉ việc chăm chỉ làm lụng, chắt bóp và gửi tiền về quê.
Tôi liên tục tăng ca. Ngày nghỉ, tôi sắm 1 chiếc máy ảnh và đi chụp thuê cho khách du lịch. Số tiền kiếm được, tôi chi tiêu dè sẻn và gửi tất cả cho vợ. Tôi cũng xin gia hạn 2 năm so với hợp đồng 5 năm trước kia của mình để ở lại kiếm tiền.
Phải nói, sau 7 năm, ngoài số tiền đã mua đất xây nhà, tôi cũng tiết kiệm được gần 2 tỷ đồng. Với số tiền ấy, tôi đã dự tính sẽ mua 1 chiếc ô tô và mở một siêu thị mini ngay thị trấn để vợ tôi buôn bán.
Thế nhưng, gần đến tháng về nước, tôi lại nhận tin dữ từ bố mẹ.
Bố mẹ tôi khóc lóc xin tôi cứu mạng em trai. Hóa ra, em trai tôi đi làm ở Hà Nội, không biết lô đề cờ bạc thế nào mà chủ nợ cho 3 ô tô chở toàn thanh niên xăm trổ về tận nhà đòi.
Số tiền nợ lên đến 1,2 tỷ đồng. Họ gia hạn trong 15 ngày, nếu không có tiền trả, họ sẽ xử lý em trai tôi và vĩnh viễn khiến bố mẹ tôi không còn gặp lại con trai nữa.
Tôi nghe xong cú điện thoại, mồ hôi túa ra…
2 hôm sau, bố tôi lại điện thoại thông báo, em trai tôi bỏ trốn nhưng đã bị nhóm đòi nợ tìm thấy. Hiện chúng đã đưa em trai tôi về nhà, giao lại cho bố mẹ tôi và hẹn 10 ngày nữa sẽ đến lấy tiền. Gương mặt người nào người nấy dữ tợn khiến mẹ tôi sợ hãi ngất xỉu.
Nghe xong, tôi quyết định điện thoại cho vợ, nhắc vợ rút tiền tiết kiệm và tiền đã cho vay về để cứu em. Vợ tôi hét ầm trong điện thoại. Cô ấy nói sẽ chỉ cho bố mẹ tôi vay tối đa 100 triệu đồng. Còn mạng em trai tôi, cô ấy không quan tâm.
Tôi không đồng ý với cách nói của vợ nên đã lớn tiếng mắng mỏ và yêu cầu cô ấy phải mang tiền đưa cho bố mẹ tôi. Cô ấy nói, nếu cô ấy đưa tiền thì cuộc hôn nhân này phải tan vỡ. Cô ấy sẽ mang con đi và không bao giờ trở lại gia đình tôi nữa.
Bố mẹ tôi cũng ra gặp vợ tôi và khóc lóc mong vợ tôi thay ông bà cứu em. Vì vậy, sau nhiều ngày cãi cọ căng thẳng, cô ấy đã đưa 1 tỷ cho bố mẹ tôi rồi để lại đơn ly hôn và bế con đi.
Từ đó đến nay, 7 tháng đã trôi qua, cô ấy vẫn không quay trở lại. Ngay cả khi tôi đã về nước, cô ấy vẫn khăng khăng đòi tôi phải ký đơn ly hôn. Cô ấy còn nói rất nhiều lời xúc phạm tôi và gia đình tôi. Vì vậy, tôi nghĩ, chúng tôi cũng sẽ không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này.
Tuy nhiên, nếu quyết định ly hôn thì đứa con tôi sẽ rất tội nghiệp. Và dù sao, trong chuyện trả nợ cho em trai, vợ tôi cũng là người thiệt thòi.
Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Phan Thiết từ xa xưa đã có nhiều sản vật, công trình, cơ sở nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc tồn tại đến ngày nay. Nam Thạnh Lầu, Kim Sơn Lầu là hai trong số những niềm tự hào của người Phan Thiết (Bình Thuận).
" alt="3 ô tô chở đầy thanh niên xăm trổ khiến làng quê xôn xao"/>Ngày con yêu đương, ba bảo với con đàn ông có năm bảy loại, nhưng con nhất thiết phải chọn người thương con.
Bởi dù anh ta có nhiều tiền, có giỏi dang, có tài năng hào hoa đến cỡ nào mà anh ta không thương con thì cũng vô dụng.
Rằng chọn bạn đời cũng như chọn một món ăn, không cần tốt, chỉ cần phù hợp. Nó giống như là sơn hào hải vị mà con không thích cũng không thấy ngon, bình dị dân dã mà vừa miệng thì sẽ thích thú.
Ba còn nói với con, không có người đàn ông nào hoàn hảo, chỉ cần người đó vì con mà cố gắng từng chút một để trở thành tốt hơn.
Thực ra con chẳng mơ ước gì nhiều. Con chỉ cầu mình gặp được một người đàn ông yêu mình, thương mình như ba từng yêu thương mẹ.
Mẹ đi xa lâu rồi, những bộ quần áo mẹ hay mặc ba vẫn gấp gọn gàng trong tủ, mỗi mùa nắng lại lôi ra giặt rồi phơi.
Mẹ đi xa rồi, mỗi năm đến sinh nhật mẹ, đến kỉ niệm ngày cưới ba vẫn mua bánh kem, mua hoa, cả nhà mình cùng hát hò, rồi khóc.
Còn càng nhớ mẹ, lại càng thương ba. Người ta nói “mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm”.
Cha vì thương chúng con, đã từ chối bao nhiêu người tình nguyện mối mai. Ba vì thương con, mà khiến cho bà nội ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn không vui lòng.
Đôi khi, nhìn dáng ba lụi cụi trong bếp, con vẫn ước rằng sẽ có một ngày chỗ đó sẽ có một người đàn bà đứng, thay mẹ, thay chúng con chăm sóc ba mỗi ngày.
Con đi lấy chồng, em gái vào đại học. Đứa lo việc này, đứa bận việc kia. Ai cũng có những bận bịu của riêng mình mà không hay ba đã có người nguyện cùng gắn bó.
Hôm nhận điện thoại báo tin của chú. Con gọi cho em, bảo nó thu xếp chuyện trường lớp, hai chị em về nhà xem ba tính ra sao.
Nó nghe xong, khóc như mưa như gió. Con biết em cũng như con, cảm thấy có chút bất ngờ, có chút mất mát, không muốn sẻ chia. Nhưng hơn hết, là em thương ba.
Con chỉ buồn tủi một chút, vì người thông báo cho chúng con tin này không phải là ba. Hẳn là ba cũng cảm thấy khó nói, hay là sợ chúng con buồn lòng?
Nhưng chúng con đã về rồi. Thấy ba đón chúng con, không tự nhiên nói cười như mọi khi. Ba ngồi đó, đầu đã lốm đốm tóc bạc, nghe mọi người bàn chuyện cưới xin, mâm cỗ.
Ba nói cả hai đều đã già rồi, đều đã góa bụa, cũng là rổ rá cạp lại để tuổi già nương tựa vào nhau, không cần phải rình rang, không cần mâm cỗ nhiều, chỉ vài mâm anh em trong nhà là được.
Con ngồi nhìn ngắm ba, lòng hân hoan mà mắt rớm lệ. Ngày mẹ ra đi, tóc ba hãy còn xanh. Bao năm vất vả nuôi dạy chúng con, chưa được nhờ cậy gì, tuổi già đã sầm sập đến.
Hôm theo ba đến nhà người ta hỏi vợ, thấy ba xấu hổ, thấy người phụ nữ ấy thẹn thùng đứng nép ở góc nhà, sao mà thấy thương. Hai người đã đi qua nửa kiếp người, sóng gió đã từng, mất mát đã trải mà hôm nay ngại ngùng như con trẻ.
Cuối cùng thì ngày vui của ba cũng xong. Bữa cơm đầu tiên thấy dì tất tả trong bếp, ăn không dám ăn nhiều, nói cũng không dám nói nhiều, chỉ lo giành việc với chúng con.
Còn ba, đã lâu rồi mới thấy lại quýnh quáng ra vào như vậy. Con biết ba vui. Và thật lòng con cũng vui. Ba không còn cô đơn nữa rồi, bữa cơm đã có người lo, căn nhà sẽ thêm hơi ấm. Mẹ dưới suối vàng chắc hẳn cũng sẽ vui lây.
Con cũng rất thương dì, dù với chúng con, dì chưa một ngày chăm lo nuôi dưỡng. Vì con đã đi làm dâu nên con hiểu.
Phụ nữ lấy chồng không phải chỉ có chồng, mà còn con cháu bên chồng, còn cả một đại gia đình mới phải chăm lo. Làm dâu, làm vợ, làm mẹ ở tuổi nào cũng là một điều không dễ.
Nhưng con tin, chỉ cần hai người thương nhau thì không có gì là đáng kể. Và con cảm ơn dì đã đến bên ba, thay con chăm sóc ba, người đàn ông vĩ đại nhất của chúng con, suốt cả cuộc đời.
Đôi bận, trong những cuộc chuyện phiếm của đồng nghiệp, bạn bè, tôi có nghe cánh đàn ông than thở rằng, điều đáng sợ nhất mỗi khi về nhà đó chính là phải nghe vợ nói quá nhiều.
" alt="Ngày ba lấy vợ"/>31% trẻ em gái và thanh niên bị quấy rối tình dục
Bà Lê Quỳnh Lan, quản lý Plan vùng Hà Nội, Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết, đây là số liệu của cuộc khảo sát thông qua bảng hỏi với 1.195 em gái và nữ thanh niên trong độ tuổi từ 12 – 25 sử dụng xe buýt tại Hà Nội của Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam, tổ chức ActionAid Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường thực hiện năm 2014.
![]() |
Các loại quấy rối tình dục các em gặp phải ở nơi công cộng. Số liệu Plan cung cấp |
Theo bà Lê Quỳnh Lan, kết quả chỉ ra rằng nguy cơ các em gái trong độ tuổi vị thành niên bị quấy rối ở nơi công cộng là có thật với tần suất khá cao. Chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em gái luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy 31,2% trong số 1128 các em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt.
Quấy rối tình dục làm cho em gái cảm thấy không được an toàn khi đi lại và bị mất tự tin. Điều này có thể sẽ hạn chế các cơ hội học tập, tiếp cận thông tin bên ngoài của các em gái và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội phát triển hết tiềm năng của các em.
“Đây là con số đó nói lên rằng, em gái và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Tuy nhiên, con số này không phải là cao so với khu vực và trên thế giới. Theo một khảo sát của tổ chức Stop Harassment (Chấm dứt quấy rối) thực hiện tại Mỹ vào đầu năm 2014 thì có đến 65% phụ nữ tham gia khảo sát đã từng bị quấy rối tình dục trên đường phố.
Ở London thì con số là 4/10 phụ nữ đã từng bị quấy rối trên đường phố. Ở Brazil, có khoảng 44% phụ nữ đã từng bị quấy rối tình dục khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Tỷ lệ 20% người chứng kiến không có thái độ hỗ trợ khi chứng kiến các hành vi sàm sỡ, quấy rối trên xe buýt cho thấy nhận thức về vấn đề quấy rối, sự tổn thương của các em gái vẫn còn chưa cao và thái độ thờ ơ với khó khăn của người khác của một bộ phận người dân”, bà Lan cho biết.
Nạn nhân bị quấy rối tình dục không nên im lặng
Theo bà Lan, trong số 70% người trả lời đã từng chứng kiến các vụ quấy rối, chỉ có 35% người đã giúp đỡ nạn nhân. Đáng báo động là 45% trong số người đã chứng kiến không giúp đỡ. Lý do không giúp đỡ là do sợ bị trả thù hoặc bị đánh hoặc "không phải việc của tôi".
![]() |
Bảng mô tả khảo sát hành động của người chứng kiến khi gặp em gái bị quấy rối tình dục nới công cộng. |
Quấy rối tình dục trên xe buýt hay tại những nơi công cộng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Thậm chí có lúc các cơ quan chức năng tại Hà Nội và Tp HCM từng nghĩ tới việc phải xây dựng tuyến xe buýt dành riêng cho giới nữ. Tuy nhiên, để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.
Bà Lan kể: “Tôi từng chứng kiến một em gái kể rằng không ai giúp em khi em bị quấy rối tình dục bằng cách sờ mó và bằng lời nói trên phố. Không ai nói hoặc làm một điều gì để giúp em.
Bên cạnh đó, đa số các nạn nhân khi bị lạm dụng thường giữ im lặng, lảng tránh ra chỗ khác hoặc xuống xe ở bến tiếp theo để thoát khỏi hành vi quấy rối. Các em rất sợ hãi, xấu hổ nên không dám lên tiếng phản ứng trước những hành vi đó.
Điều này thực ra không giúp chấm dứt hành vi quấy rối mà vô hình chung khiến cho kẻ quấy rối không sợ hãi, tiếp tục thực hiện hành vi đó với nạn nhân khác”.
![]() |
Bà Lê Quỳnh Lan, quản lý Plan vùng Hà Nội, Tổ chức Plan tại Việt Nam |
“Do vậy các em gái cần lên tiếng, hô to để người xung quanh chú ý đến, kẻ quấy rối sẽ phải dừng hành vi bắt chúng phải xuống xe ngay lập tức”.
Các em cũng có thể báo với lái/phụ xe buýt hoặc gọi điện thoại cho đường dây nóng của công ty xe buýt hoặc của công an (có dán ngay trên kính xe hoặc thân xe). Chỉ khi các em nữ hiểu được các hành vi quấy rối là sai trái, vi phạm pháp luật, làm tổn thương các em gái và sẵn sàng hành động khi chứng kiến thì vấn đề sẽ được giải quyết”.
Vai trò của gia đình cũng rất quan trọng. Trong khảo sát 24 em gái về lý do tại sao không chia sẻ. Nhiều em cho biết chính bố mẹ, người thân khi biết câu chuyện không chia sẻ hoặc khi nghe chia sẻ bố mẹ em hay đổ lỗi, không tin con cái mình. Ngày trong gia đình các em còn không tìm thấy sự đồng cảm, hỗ trợ thì làm sao các em có thể tự tin ở nơi công cộng có sự bảo vệ, giúp đỡ”, bà Lan nói.
Hạnh Thúy
Tin liên quan:
Hồi ức đau đớn của cậu bé từng bị lạm dụng tình dục ở bờ hồ" alt="31% trẻ em gái bị lạm dụng tình dục"/>
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau.
![]() |
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh. |
Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Cúng Giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.
Dưới đây là tư vấn của PGS-TS Trịnh Sinh về việc chuẩn bị nghi lễ đón Giao thừa theo văn hóa dân gian:
1. Chuẩn bị
Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ người đã khuất.
Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn.
Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự thay đổi các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng.
Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm có: Hương, đăng, trà, nước. Đăng là 2 cây đèn hoặc 2 cây nến để tượng trưng cho mặt Trăng, mặt Trời. Nước phải là nước trong, nước sạch hoặc có thể dùng một chút rượu.
![]() |
Mâm cỗ cúng giao thừa. Ảnh minh họa |
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt trời.
PGS - TS Trịnh Sinh cho hay: "Năm Kỷ Hợi, nhiều người quan niệm cúng thủ lợn hay năm Dần thì bắt buộc phải cúng giò lợn. Tuy nhiên, quan điểm này đi ngược lại với tục lệ và văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta.
Việc cúng gà vào đêm giao thừa mang ý nghĩa biểu trưng, bởi nước ta là quốc gia nông nghiệp, trồng lúa nước. Thuở xa xưa, cư dân đã thờ thần mặt trời, xin phù hộ cho một năm mùa màng bội thu.
Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của người nông dân trồng lúa nước. Lâu dần trong phong tục Việt Nam, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.
Thêm vào đó, có thể đặt vào mâm lễ những sản vật khác như xôi, bánh chưng, bánh kẹo, mứt, hoa tươi… Ngoài ra lễ vật có ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét - miền Nam), bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.
Cỗ mặn gồm: Bánh chưng, giò chả; xôi gấc, thịt gà; xôi đậu xanh; các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.
Cúng trong nhà
Theo tục lệ dân gian, cúng giao thừa người ta sẽ tiến hành cúng ngoài trời, cúng trước cửa nhà hoặc trước sân nhà.
Ngoài việc sửa soạn mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời nhiều nhà còn sửa soạn mâm cơm cúng trong nhà để mời tổ tiên ông bà về cùng ăn Tết với gia đình.
Lễ vật cúng trong nhà cũng tương tự như làm cỗ cúng ngoài sân. Tuy nhiên các vị xuất gia cho rằng, lễ ngoài sân hay trong nhà không quan trọng, cái chính vẫn là lòng thành của mỗi gia đình vì trong nhà hay ngoài sân cũng chỉ là để chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Lễ vật to nhỏ không quan trọng mà cái quan trọng nhất vẫn là sự thành kính.
Mọi người lưu ý cách đặt đồ cúng: Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.
Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.
Mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
3. Bài cúng giao thừa theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hóa Thông tin
Bài cúng ngoài trời:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
- Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Mậu Tuất với năm Kỷ Hợi.
Chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút giao thừa năm Mậu Tuất với năm Kỷ Hợi.
Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …………………
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô dì tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Nếu bạn muốn gặp nhiều may mắn, vui vẻ, thuận lợi, chọn hướng xuất hành Hỷ thần. Nếu mong muốn quan lộc, tiền tài, chọn hướng Tài thần.
" alt="Sắp dọn bàn thờ và mâm cỗ cúng giao thừa mọi nhà cần biết"/>